ý nghĩa bộ bát bửu đồ thờ sơn đồng
Bộ bát bửu tại cơ sở thờ phụng của tín ngưỡng dân gian.
Cơ sở thờ phụng tín ngưỡng dân gian là các ngôi đình, đền, miếu.
Bộ bát bửu đồ thờ tượng phật sơn đồng ở những nơi thờ cúng này thường có: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác. Vì bộ bát bửu này phần nhiều là những loại khí giới biểu tượng cho sức mạnh vũ lực, nên thỉnh thoảng người ta còn gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ. (Thực ra, gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ, chỉ khi nào những loại binh khí đồ thờ sơn đồng này được bày trong phủ đường của các viên quan đứng đầu phủ, đầu tỉnh, và bày trên một giá gỗ hình giẻ quạt, với mục đích là để trình bày quyền uy, còn khi chúng được bày ở gian giữa, trước hậu cung trong ngôi đình, đền, miếu theo thế thẳng đứng và cắm trên hai giá thì phải gọi là bộ bát bửu). hình trạng của mỗi loại binh khí này có nét tạo hình riêng, được biểu thị như sau:
[img]....://dothotuongphatsd..../publish/thumbnail/9327/168x158xfull//upload/9327/20140416/IMG_0504.JPG[/img]
- Đao (còn gọi là long đao) là loại binh khí
đồ thờ phụng bằng gỗ mà phần đầu có chức năng sát thương được gia công bằng kim loại, có độ dày phù hợp, sắc, cong về một phía, bản rộng, mũi nhọn.
- Mác là loại binh khí có phần đầu được gia công bằng sắt, hình thoi, có cạnh, đầu nhọn, dùng để sát thương đối phương.
- Chấp là loại binh khí mà ở phần đầu có tiết diện nhỏ, hình vuông, hai bên có hai mũi phụ nhọn hai đầu.
- Kích có hình dáng giống như chấp, nhưng chỉ có một mũi phụ ngắn.
- Chùy là loại binh khí mà phần sát thương là một quả cầu bằng kim khí và có gắn thêm một mũi nhọn ở phía trên.
- Mâu (còn gọi là bát xà mâu) là loại binh khí mà phần sát thương được gia công bằng sắt, có dạng hình vằn vèo như con rắn đang bò, đầu nhọn.
Các loại binh khí trên đây khi trở nên đồ thờ, chúng đều được gia công bằng gỗ và có kích tấc lớn bằng hoặc gần bằng vật thật.